Chỉ đạo điều hành
- Quyết định số 1695/QĐ-UBND ngày 19/5/2022 về việc phê duyệt chỉ tiêu và Kế hoạch xét tuyển công chức làm việc tại sở, cơ quan tương đương sở, UBND quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội năm 2022 theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
- Quyết định số 1649/QĐ-UBND ngày 16/5/2022 về việc phê duyệt chỉ tiêu và Kế hoạch thi tuyển công chức làm việc tại sở, cơ quan tương đương sở, UBND quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội năm 2022
- Hướng dẫn số 1789/SLĐTBXH-VP ngày 09/5/2022 về việc hướng dẫn đề xuất nhiệm vụ KH&CN cấp Thành phố năm 2023
- Hướng dẫn số 591/SKHCN-VP ngày 08/4/2022 về việc hướng dẫn xét tặng Bằng "Sáng kiến Thủ đô" và xeys, công nhận sáng kiến các cấp
- Quyết định về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính, thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội
TIn hoạt động ngành
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan gặp mặt Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tỉnh An Giang
Ngày đăng: 09:21 12/05/2022 | Lượt xem: 188
Chiều ngày 11/5, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Bá Hoan đã có buổi tiếp thân mật Đoàn người có công với cách mạng tỉnh An Giang, nhân dịp Đoàn ra thăm Thủ đô và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cùng tham dự buổi tiếp có ông Nguyễn Xuân Long - Phó Cục trưởng Cục Người có công, ông Phan Văn Tuấn – Phó Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh An Giang cùng 50 đại biểu người có công với cách mạng của tỉnh An Giang.
Trò chuyện với 50 đại biểu là những thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng của tỉnh An Giang, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan bày tỏ vui mừng khi được tiếp đón Đoàn nhân dịp Đoàn ra thăm Thủ đô và vào Lăng viếng Bác.
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan trao tặng quà và gửi lời chúc chuyến đi của Đoàn vui khỏe, an toàn, thành công tốt đẹp
Báo cáo tại buổi gặp mặt, ông Phan Văn Tuấn – Phó Giám đốc sở LĐTBXH tỉnh An Giang cho biết: Đến thời điểm hiện tại, An Giang đã tổ chức xác nhận và thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ ưu đãi trên 40.000 NCC (142 lão thành cách mạng, 89 cán bộ Tiền khởi nghĩa, 9.491 liệt sĩ, 760 Mẹ Việt Nam Anh hùng (hiện có 15 Bà mẹ còn sống), 43 Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân, 6.075 thương - bệnh binh, trên 5.500 người hoạt động kháng chiến, 18.700 NCC giúp đỡ cách mạng, 750 người HĐKC bị nhiễm chất độc hóa học), .... Toàn tỉnh hiện có 87 gia đình được Chủ tịch nước khen tặng Huân chương Độc lập cho gia đình có nhiều liệt sĩ. Hiện An Giang không còn hồ sơ nào theo diện tồn đọng của Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH, góp phần đảm bảo các quyền lợi cho đối tượng chính sách theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Về công tác chăm sóc gia đình cho người có công với cách mạng đã được các cấp lãnh đạo trong tỉnh quan tâm và thực hiện có hiệu quả. Hàng năm, tỉnh đã đều đặn tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày Thương binh-Liệt sĩ, hỗ trợ người có công nhân dịpTết Nguyên đán. Qua đó, huy động thêm được nguồn lực xã hội để hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình chính sách cải thiện cuộc sống, đặc biệt quan tâm đến các gia đình chính sách có nhiều khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa, biên giới,…
Cùng với đó, thực hiện Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở từ năm 2013 đến năm 2020, đã hỗ trợ 6.412 hộ với kinh phí trên 241 tỷ đồng. Đối với việc vận động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, đến 04 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh đã tiếp nhận trên 3 tỷ đồng, góp phần hỗ trợ khó khăn đối với người có công. Tất cả Bà mẹ Việt Nam anh hùng của tỉnh đều được các Doanh nghiệp nhận phụng dưỡng hàng tháng đến cuối đời từ 1 đến 2 triệu/tháng; phần lớn người có công và thân nhân liệt sĩ đều có nhà ở và đời sống ổn định.
Bên cạnh đó, chế độ điều dưỡng chăm sóc sức khỏe đối với người công luôn được các cấp lãnh đạo trong tỉnh quan tâm. Hàng năm, Sở LĐTBXH tỉnh An Giang luôn thực hiện chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe trên 3.000 người có công/năm (với kinh phí trên 8 tỷ đồng) tổ chức đưa hàng trăm người có công đi điều dưỡng tập trung tại Đà Nẵng, Hà Nội, Vũng Tàu, Long Đất, Hà Tiên, Nha Trang,… Vừa qua, tỉnh cũng đã thực hiện điều tra, thống kê mức sống hộ NCC trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở đề xuất, tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các chính sách nâng cao mức sống NCC, đảm bảo giai đoạn 2022-2025 tỉnh có 100% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú, đời sống hộ gia đình người có công không ngừng được cải thiện, nâng lên.
Cũng tại buổi gặp mặt, các đại biểu người có công tỉnh An Giang đã phát biểu tâm tư, tình cảm khi tới thăm Bộ LĐTBXH, đồng thời gửi lời cảm ơn tới các cấp, các ngành và đặc biệt là lãnh đạo Bộ đã tạo điều kiện để đoàn có cơ hội được tới Hà Nội và vào Lăng viếng Bác.
Thay mặt Bộ LĐTBXH, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan nhận quà lưu niệm từ Đoàn người có công với cách mạnh tỉnh An Giang
Qua báo cáo của lãnh đạo Sở LĐTBXH tỉnh An Giang, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan thấy rằng, với sự quan tâm của tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các cấp chính quyền và Nhân dân, công tác chăm sóc, ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh An Giang đã được triển khai đồng bộ, toàn diện với nhiều kết quả nổi bật, được thể hiện rõ nét trong báo cáo của Đoàn.
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cho biết, trong năm 2021, Bộ LĐTBXH đã chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, địa phương trình Chính phủ ban hành 02 Nghị định: (1) Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng đã thể chế hóa nhiều nội dung mới được quy định trong Pháp lệnh năm 2020 quy định chi tiết về điều kiện tiêu chuẩn xác nhận người có công, đây là văn bản rất quan trọng, đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo, triển khai chính sách ưu đãi người có công trên phạm vi cả nước; (2) Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đã điều chỉnh nâng một số mức trợ cấp, phụ cấp các đối tượng chính sách, với kinh phí tăng thêm cho các đối tượng năm 2021 khoảng 70 tỷ đồng và hằng năm tăng thêm khoảng 800 tỷ đồng để điều chỉnh bổ sung khoảng 10 chính sách mới cho người có công và thân nhân người có công.
“Nhân kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 -27/7/2022), Bộ LĐTBXH báo cáo Thủ tướng Chính phủ dự kiến tổ chức nhiều hoạt động tri ân, chăm sóc người có công với cách mạng. Cùng với các hoạt động thường niên như tổ chức các đoàn đến thăm hỏi, tặng quà, động viên người có công và gia đình liệt sĩ; thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ; chăm sóc các công trình ghi công liệt sĩ,.. thì trong năm 2022 sẽ tổ chức các hoạt động trọng tâm như: Tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022) theo quy mô cấp quốc gia tại thành phố Hà Nội; Chương trình truyền hình trực tiếp Gặp mặt 450 đại biểu người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ toàn quốc năm 2022; Lễ phát động, vận động xây dựng quỹ Đền ơn đáp nghĩa Trung ương; Lễ trao Bằng Tổ quốc ghi công cho các gia đình liệt sĩ”- Thứ trưởng chia sẻ.
Cuối cùng, Thứ trưởng gửi tới Đoàn lời chúc mạnh khỏe, hạnh phúc, nhiều niềm vui trong cuộc sống, đồng thời mong muốn các đại biểu người có công tiêu biểu của tỉnh có mặt hôm nay tiếp tục nỗ lực phấn đấu, là tấm gương quý để giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng phong trào ở địa phương. Cùng với đó, tiếp tục tham gia ý kiến với các cấp, các ngành trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan và Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tỉnh An Giang chụp ảnh kỷ niệm
Nguồn: Cổng thông tin Bộ Lao động – TB&XH
các tin khác
- Cụ thể hóa các giải pháp phòng, chống đuối nước trẻ em
- Phiên họp lần thứ nhất Tổ Biên tập tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI
- Hành trình 30 năm vì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn
- Hành trình 30 năm vì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn
- Tinh thần trách nhiệm của cấp ủy trong toàn Đảng bộ được nâng lên rõ rệt
- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Những quyết sách chưa có tiền lệ, bảo đảm an sinh cho hàng chục triệu người dân trong đại dịch COVID-19
- Đổi mới phương thức bảo vệ, phòng, chống xâm hại trẻ em
- Không trùng lặp nhiệm vụ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững
- Chính sách ASXH tiếp cận theo hướng dựa trên quyền được an sinh của người dân
- Hội thảo khu vực về thúc đẩy cơ chế phối hợp liên ngành trong phòng, chống xâm hại tình dục đối với trẻ em trong ASEAN