Chỉ đạo điều hành
- Quyết định số 2218/QĐ-UBND ngày 28/6/2022 của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Về việc phê duyệt các quy trình nội bộ trong giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; UBND cấp huyệntrên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Công văn số 2121/SLĐTBXH-VLATLĐ ngày 27/05/2022 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 ngày 24/4/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về số giờ làm thêm trong 01 năm, trong 01 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội
- Quyết định số 2184/QĐ-UBND ngày 24/6/2022 của Chủ tịch UBND Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính, thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Người có công thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội
- Quyết định số 01/2020/QĐ-UBND ngày 13/01/2020 về việc ban hành Quy chế về phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng và thi viết về gương điển hình tiên tiến, Người tốt, việc tốt xuất bản sách "Những bông hoa đẹp" thành phố Hà Nội
- Quyết định số 01/QĐ-BTC ngày 17/6/2022 về việc ban hành Thể lệ cuộc thi " Tìm hiểu pháp luật về ứng xử trên môi trường mạng" trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022.
TIN HOẠT ĐỘNG CỦA QUẬN, HUYỆN
Mức sống của người lao động thấp do không khai báo 30% chi phí khác?
Ngày đăng: 09:47 17/06/2022 | Lượt xem: 117
Người lao động (NLĐ) than tiền lương tối thiểu thấp, trong khi quản lý nói đã trả cao hơn; cách xác định mức sống tối thiểu vẫn dựa trên phương pháp cổ điển, trong khi công nhân lao động không khai báo 25 – 30% chi phí khác dẫn đến mức sống thấp.
Tiền lương là mối quan tâm của mọi NLĐ. Tại Điều 91, Bộ luật Lao động quy định rõ, mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho NLĐ làm công việc giản đơn trong điều kiện lao động bình thường nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu cho NLĐ và gia đình họ và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Đây là cơ sở thấp nhất để các bên đàm phán, thương lượng mức lương thực tế.
Báo Kinh tế và Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) hợp tác tổ chức tọa đàm trực tuyến “Mức lương đủ sống – Góc nhìn đa chiều”. Ảnh: Quang Tấn.
Tại buổi tọa đàm trực tuyến “Mức lương đủ sống – Góc nhìn đa chiều”, do báo Kinh tế và Đô thị và Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV), Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn Việt Nam TS. Vũ Minh Tiến chia sẻ: Khi tôi đi gặp NLĐ, công nhân, họ hay nói với tôi là bây giờ tiền lương thấp quá. Nhưng bên quản lý cho biết đã trả lương cho NLĐ cao hơn lương tối thiểu vùng. Do đó, khái niệm thế nào là mức lương tối thiểu, mức lương cơ bản, tiền lương thực nhận hay lương đóng bảo hiểm… thì cần thống nhất thêm.
Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn Việt Nam TS. Vũ Minh Tiến chia sẻ: Khi tôi đi gặp người lao động, công nhân, họ hay nói với tôi là bây giờ tiền lương thấp quá. Ảnh: Quang Tấn.
“Nhưng hiện nay, khả năng đàm phán của công nhân rất thấp, hầu như không có, trong khi người sử dụng lao động lại đưa ra lý do mức lương căn cứ lương tối thiểu vùng cộng thêm 7% - 10% để trả cho NLĐ. Đây thường là căn cứ đóng bảo hiểm cho lao động phổ thông, còn lãnh đạo, quản lý có thể có mức lương khác” – TS Vũ Minh Tiến cho hay.
Tiếp nối câu chuyện về tiền lương tối thiểu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội thuộc Bộ LĐTB&XH PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương cho biết: Việt Nam là một trong những nước thực hiện theo Công ước số 26 của Tổ chức Lao động quốc tế về lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu được xây dựng dựa trên 6 nhóm yếu tố: Nhu cầu sống của NLĐ và gia đình họ; chỉ số giá sinh hoạt; khả năng chi trả của DN; tốc độ tăng trưởng kinh tế; đặc điểm về cung cầu lao động và các chi phí xã hội khác có liên quan đến NLĐ (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí đào tạo, chi trả liên quan đến các chính sách về thị trường lao động, DN tái đào tạo) chiếm đến 25 - 30% tổng chi phí liên quan đến NLĐ...
Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội - Bộ LĐTB&XH PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương cho rằng: Chi phí về mức sống thấp là do người lao động không khai báo 25 - 30% chi phí khác và khai chi phí tiền nhà rất thấp. Ảnh: Quang Tấn.
Cách tiếp cận mức lương tối thiểu của Việt Nam trong thời gian qua chưa phải là tối ưu nhưng là phương pháp khá tốt. Và, dựa trên 2 nguồn số liệu rất cơ bản là điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê và điều tra lao động việc làm. Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy, chi phí về mức sống thấp là do NLĐ không khai báo 25 - 30% chi phí khác và họ khai chi phí tiền nhà rất thấp.
Bà Nguyễn Thị Lan Hương cũng chỉ ra việc, tiếp cận lương tối thiểu tháng của Việt Nam, khi xây dựng chính sách xã hội dựa trên điều kiện hợp đồng lao động. Tuy nhiên, thực tế việc ký hợp đồng lao động chỉ chiếm khoảng 60% và thực hiện trong nhóm NLĐ thuộc DN nhà nước, FDI.
“Nhưng điều quan trọng là chúng ta chưa xây dựng được luật về lương tối thiểu. Cho nên, mỗi năm cần đợi Hội đồng Tiền lương quốc gia họp và đề xuất tiền lương tối thiểu và thời điểm điều chỉnh. Trong khi đó, những điều chỉnh chủ yếu tập trung vào chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và chưa đánh giá toàn diện đến tăng lương tối thiểu, tăng chi phí lao động và tương quan cung - cầu lao động” – PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương cho hay.
Nguồn: Báo Kinh tế đô thị
các tin khác
- Tăng lương tối thiểu từ 1/7/2022: Người lao động vừa mừng, vừa lo
- Cần làm rõ hơn một số quy định về hành vi bạo lực gia đình
- Đẩy mạnh cải cách hành chính để người dân và doanh nghiệp thực sự là trung tâm
- Hy vọng mới cho học viên cai nghiện thành công
- Lập danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà
- Việt Nam tham gia cuộc họp định kỳ lần thứ 2 Hội đồng Thống đốc IAEA
- Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập kinh tế sâu rộng
- Thông cáo báo chí số 6, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV
- 83 người lao động đầu tiên được nhận hỗ trợ tiền thuê nhà
- Hà Nội triển khai rộng khắp mô hình phòng, chống mại dâm, hạn chế lây nhiễm HIV/AIDS