Chỉ đạo điều hành
- Quyết định số 01/2020/QĐ-UBND ngày 13/01/2020 về việc ban hành Quy chế về phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng và thi viết về gương điển hình tiên tiến, Người tốt, việc tốt xuất bản sách "Những bông hoa đẹp" thành phố Hà Nội
- Quyết định số 01/QĐ-BTC ngày 17/6/2022 về việc ban hành Thể lệ cuộc thi " Tìm hiểu pháp luật về ứng xử trên môi trường mạng" trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022.
- Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND ngày 16/01/2018 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy chế xét tặng danh hiệu “người tốt, việc tốt” trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Hướng dẫn số 59-HD/BTGTU ngày 07/6/2022 của Ban Tuyên giáo của Thành ủy Hà Nội hướng dẫn tuyên truyền "Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia 2022"
- Quyết định số 09/2020/QĐ-UBND ngày 28/4/2020 của UBND Thành phố về việc ban hành Quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn thành phố Hà Nội
TIN HOẠT ĐỘNG CỦA QUẬN, HUYỆN
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Thực chất, hiệu quả
Ngày đăng: 09:41 15/04/2022 | Lượt xem: 157
Chiều 14-4, Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn làm Trưởng đoàn đã giám sát chuyên đề với UBND thành phố và các sở, ngành liên quan về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Quang cảnh hội nghị.
Tham dự có Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải; các đại biểu Quốc hội; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của thành phố.
Tiết kiệm ngân sách hơn 7.000 tỷ đồng
Báo cáo Đoàn giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021 trên địa bàn Hà Nội, Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Xuân Lưu cho biết, những năm qua, thành phố đã phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, người đứng đầu các đơn vị và ý thức tự giác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân.
Công tác chỉ đạo, điều hành, ban hành chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thành phố triển khai chủ động, kịp thời, tạo tiền đề thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện. Trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn do thiên tai, dịch bệnh, nhờ việc triển khai, thực hiện quyết liệt, hiệu quả Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các nghị quyết của Chính phủ, thành phố đã đạt nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Đại biểu Quốc hội trao đổi các vấn đề quan tâm.
Kết quả, giai đoạn 2016-2021, toàn thành phố đã tiết kiệm trong sử dụng và thanh quyết toán ngân sách nhà nước hơn 7.000 tỷ đồng. Trong đó, tiết kiệm chi quản lý hành chính hơn 3.000 tỷ đồng; tiết kiệm do thực hiện cơ chế khoán chi, giao quyền tự chủ cho các cơ quan, tổ chức gần 4.000 tỷ đồng…
Bên cạnh kết quả đã đạt được, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Đó là việc tự rà soát, kiểm tra, phát hiện kịp thời các vụ việc còn gây lãng phí hoặc chưa thực hiện đúng các quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn hạn chế, chủ yếu là qua phát hiện của các cơ quan thanh tra, kiểm toán.
Cùng với đó, chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hằng năm tại một số cơ quan, đơn vị còn chưa xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể; công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có nơi, có lúc chưa được đề cao; công tác lập báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong một số lĩnh vực còn sơ sài về nội dung, số liệu chưa đầy đủ và chưa thống nhất về các tiêu chí đánh giá trong báo cáo. Đặc biệt, tiến độ thực hiện nâng mức tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố giai đoạn 2018-2021 chưa bảo đảm lộ trình theo kế hoạch.
Lãnh đạo Sở Xây dựng báo cáo với Đoàn giám sát.
Cần thực chất, hiệu quả, tránh hình thức
Qua nghe báo cáo và trao đổi thêm của UBND thành phố và các sở, ngành, Đoàn giám sát nhận định, thành phố Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đặc biệt đã có sự thay đổi về chi thường xuyên, mức chi thấp so với chỉ tiêu chung cả nước.
Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, thành phố Hà Nội cần bổ sung các số liệu đầy đủ, để thuyết minh cho phần đánh giá chung, nhất là việc thực hiện công tác đầu tư công, quản lý sử dụng tài nguyên, đất đai, thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; việc công khai tiết kiệm cho người dân giám sát. Nhiều đại biểu đề nghị thành phố không chỉ nêu mặt trái trong lãng phí, mà bao gồm cả những mô hình tốt, điểm sáng, để nhân rộng...
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải phát biểu, tiếp thu các ý kiến của đại biểu.
Thay mặt lãnh đạo UBND thành phố, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải tiếp thu toàn bộ ý kiến các thành viên Đoàn giám sát để chỉ đạo các sở, ngành tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ tiết kiệm, chống lãng phí thời gian tới. Trong đó, UBND thành phố sẽ bổ sung, hoàn thiện báo cáo, chú trọng về số liệu, những khó khăn, hạn chế ở từng khâu; chú trọng nêu rõ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong xây dựng đơn giá định mức, cải cách hành chính, phân cấp, ủy quyền…
Phát biểu kết luận, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, nhiệm kỳ này, Quốc hội đã đổi mới hoạt động giám sát, giao cho Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố tiến hành giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở địa phương, sau đó tổng hợp báo cáo Quốc hội. Trong điều kiện nội dung giám sát phủ rộng ở các lĩnh vực, liên quan đến các cấp, các ngành, song Đoàn giám sát của thành phố vẫn đặt mục tiêu qua giám sát phải nhận diện được địa chỉ cơ quan, đơn vị thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tốt; nơi nào, điểm nào chưa tốt..., từ đó kiến nghị các giải pháp để triển khai vấn đề này tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo, nhất là trong đầu tư công, quản lý tài nguyên đất đai, chi thường xuyên…
Nhấn mạnh việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nội dung giám sát đúng, trúng, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn cho rằng đợt giám sát là dịp để UBND thành phố và các sở ngành, địa phương rà soát, đánh giá lại những việc làm tốt để nhân rộng, việc chưa tốt để rút kinh nghiệm.
Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu kết luận buổi giám sát.
Nhấn mạnh thời gian qua thành phố Hà Nội rất quan tâm trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, thành phố đã ban hành các chương trình công tác, kế hoạch; HĐND thành phố cũng ban hành các cơ chế chính sách, tổ chức chất vấn, giám sát, tái giám sát. Qua đó, các cấp, ngành đã thực hiện triệt để, cố gắng triển khai tốt từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, quán triệt việc tiết kiệm, chống lãng phí trong thực hiện các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội…
Đồng tình với những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị UBND thành phố cần phân tích rõ nguyên nhân để có giải pháp phù hợp, thiết thực. Trong đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để kết quả phải thực chất, hiệu quả, không hình thức.
Trước mắt, UBND thành phố xây dựng kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải cụ thể từng mục tiêu, chỉ tiêu, gắn với đặc thù của từng ngành, từng cấp. Đồng thời, nhận diện rõ những thất thoát, lãng phí ở từng lĩnh vực, cả ở khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước, từ đó xác định trọng điểm cần phải tiết kiệm, tránh thất thoát, nhất là trong đầu tư công, sử dụng tài sản công.
Liên quan đến các dự án chậm triển khai, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn thông tin, vừa qua, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã xem xét, thảo luận nội dung này và HĐND thành phố đã quyết nghị các giải pháp thúc đẩy triển khai, xử lý những vi phạm. “Đây chính là thể hiện quyết tâm chính trị cao của thành phố, tăng cường kỷ cương, kiên quyết thu hồi đối với các dự án mà chủ đầu tư cố tình chây ỳ không triển khai, gây lãng phí tài nguyên”, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định.
Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cũng đề nghị các đơn vị phổ biến, nhân rộng các mô hình, cách thức làm hay trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ vào các lĩnh vực, để việc tiết kiệm là thường xuyên, khoa học, thực chất, tránh hình thức.
Nguồn: Báo Hà Nội mới
các tin khác
- Thu nhập của người lao động cải thiện rõ rệt
- Thị trường lao động phục hồi nhanh nhưng chưa bền vững
- Chính sách cần triển khai nhanh, đúng đối tượng
- Để người lao động sớm nhận tiền hỗ trợ thuê nhà
- Đề xuất hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn huyện nghèo
- Nhanh chóng đưa Thủ đô chuyển sang trạng thái bình thường mới
- Hỗ trợ tiền thuê nhà cho khoảng 3,4 triệu người lao động
- Tăng kết nối, thêm hỗ trợ
- Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
- Kết hợp quảng bá SEA Games 31 với hình ảnh Thủ đô văn hiến