Chỉ đạo điều hành
- Hướng dẫn đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KHCN TP năm 2024
- Quyết định số 2173/QĐ-UBND ngày 12-4-2023 của v/v phê duyệt phương án tái cấu trúc quy trình giải quyết các TTHC lĩnh vực lao động thương binh xã hội được lựa chọn xây dựng dịch vụ công trực tuyến tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, kết nối, chia sẻ với CSDL quốc gia về dân cư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động thương binh và Xã hội, UBND cấp huyện và UBND cấp xã trên địa bàn thành
- Quyết định số 314/SLĐTBXH-QĐ ngày 12/4/2023 về việc công bố danh mục tài liệu sử dụng phần thi viết trong kỳ thi tuyển chức danh Hiệu Trưởng trường Trung cấp ký thuật Tin Học Hà Nội năm 2023
- Quyết định số 1660/QĐ-UBND ngày 21/3/2023 về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc phạm vi quản lý của UBND thành phố Hà Nội
- Quyết định số 1601/QĐ-UBND ngày 17/3/2023 về việc phê duyệt các quy trình nội bộ giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc chức năng quản lý của Sở Lao động -Thương binh và Xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội
hoạt động đơn vị
Đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái về chính sách người có công với cách mạng của Đảng và Nhà nước
Ngày đăng: 17:11 23/05/2023 | Lượt xem: 339
Không thể xuyên tạc chính sách người có công với cách mạng của Đảng và Nhà nước ta
Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta cũng không ngừng quan tâm chăm lo các gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công, thông qua việc nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công tại các trung tâm thuộc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đây là một biểu hiện cụ thể sinh động của chính sách người có công của Đảng, nhà nước ta. Bên cạnh đó, thường xuyên đẩy mạnh phong trào "Ðền ơn đáp nghĩa" với nhiều hoạt động thiết thực nhằm thể hiện tình cảm, trách nhiệm sâu sắc đối với những người đã chiến đấu, hy sinh tính mạng và một phần xương máu của mình vì độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc. Thế nhưng, bằng mọi thủ đoạn, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước đã không ngừng xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với người có công nhằm kích động chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Xuyên tạc chính sách đối với người có công, một thủ đoạn bỉ ổi của các thế lực thù địch, nhưng không mới
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm và dành những tình cảm, trách nhiệm sâu sắc để chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng. Thế nhưng, thay vì đồng lòng, ủng hộ các hoạt động thể hiện đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc những năm gần đây đâu đó vẫn có tiếng nói lạc lõng, xuyên tạc về chính sách Thương binh - Liệt sĩ, phủ nhận sự hi sinh đóng góp của họ.
Thâm độc hơn, chúng còn đánh đồng người hy sinh, cống hiến vì cách mạng với người ngã xuống trong chiến tranh mà không tham gia, cống hiến gì, thậm chí là kẻ cam tâm làm tay sai cho thực dân đế quốc, phản bội Tổ quốc; đồng thời, gây ra những hành động cụ thể để hạ thấp, phủ nhận sự hy sinh, cống hiến của người có công; cho rằng đất nước được giải phóng là do công sức của toàn dân tộc chứ không riêng gì thương binh, liệt sĩ.
Lợi dụng những vướng mắc, hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công ở một số địa phương, chúng viết bài, đưa thông tin, hình ảnh… trên mạng xã hội trắng trợn xuyên tạc, cố ý lập lờ, đánh tráo giá trị, “đổi trắng, thay đen” nhằm gây xáo trộn tư tưởng, tạo hoài nghi về chính sách ưu đãi đối với người có công, đổ điều cho rằng: kinh kế Việt Nam chậm phát triển là do gánh nặng của chính sách xã hội, trong đó có chi nhiều cho thương binh, liệt sĩ. Mục đích kích động chống phá Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Bất chấp đạo lý, các thế lực thù địch, phần tử bất mãn, cơ hội chính trị, phản động luôn tìm mọi âm mưu, thủ đoạn để xuyên tạc, chống phá. Họ hạ thấp sự hy sinh của các anh hùng liệt sỹ, thương binh trong quá trình giải phóng dân tộc, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công nhằm kích động, chống phá chế độ, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm người có công, gia đình chính sách
Ngày 16-2-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL ban hành chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ. Đồng thời đồng ý với đề xuất chọn ngày 27-7 hằng năm là Ngày Thương binh toàn quốc, là dịp tôn vinh công ơn các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và những người có công với cách mạng. Trước lúc đi xa, Người cũng không quên căn dặn trong Di chúc thiêng liêng rằng: “Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”. Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta. Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét”.
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, mặc dù đất nước còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng. Từ năm 1947 đến nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng đã được xây dựng, ban hành tương đối toàn diện, đầy đủ và kịp thời, được ghi trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được chế định thành các văn bản, như Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cùng nhiều chính sách ưu đãi khác; đã thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân.
Có thể khẳng định rằng, việc chăm lo sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần với người có công luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt và là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị. Chính sách về người có công luôn được hoàn thiện; nguồn lực được ưu tiên bố trí quan tâm đến người có công. Gần đây nhất, năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã thông qua Pháp lệnh số 02 ngày 9-12-2020 về việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, chế độ với người có công với cách mạng.
Cho đến nay, hệ thống các chính sách ưu đãi người có công ngày càng được hoàn thiện và được cả hệ thống chính trị triển khai đồng bộ, toàn diện, công tác chăm sóc người có công đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, tạo phong trào đền ơn đáp nghĩa sâu rộng, xuyên suốt từ Trung ương đến các làng, bản, thôn xóm; chế độ, chính sách đối với người có công được mở rộng về đối tượng thụ hưởng với mức trợ cấp được nâng lên hằng năm theo điều kiện kinh tế của đất nước, đặc biệt là vấn đề giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận thương binh, liệt sĩ tại các địa phương, cơ quan công an, quân đội đã được giải quyết căn bản trong năm 2020.
Trong giai đoạn cách mạng mới, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định: “Thực hiện tốt chính sách người có công; đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công; bảo đảm chế độ ưu đãi người có công và gia đình người có công phù hợp với xu hướng tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội”.
Phong trào đền ơn đáp nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của các cấp chính quyền, sự đồng hành của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội đã lan tỏa rộng khắp cả nước với nhiều chương trình thiết thực và ý nghĩa. Trong những năm qua, các cấp, các ngành và địa phương trên cả nước luôn phấn đấu thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với người có công với cách mạng, quan tâm chăm lo đời sống cho các đối tượng và đẩy mạnh phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công.
Trên cơ sở các quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương đã hướng dẫn đối tượng chính sách lập hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ theo đúng mẫu biểu quy định. Từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét giải quyết chế độ chính sách cho đối tượng, đảm bảo đúng quy trình, tiêu chuẩn chế độ, đúng đối tượng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi Người có công theo quy định. Đồng thời, triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ trợ cấp hàng tháng, chế độ điều dưỡng, trợ cấp một lần, mai táng phí, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo, chế độ bảo hiểm y tế... đối với người có công và thân nhân của người có công.
Công tác chăm sóc đời sống thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng được chú trọng. Nhất là vào các dịp lễ, Tết, ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), các địa phương, đơn vị đều tổ chức các đoàn đại biểu đến thăm hỏi, tặng quà, động viên các gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn. Từ chế độ nghỉ dưỡng tập trung cho người có công từ 02 năm/lần tại Nghị định số 31/2013/NĐ/CP, đến năm 2022 theo Nghị định số 131/2021/NĐ-CP chế độ nghỉ dưỡng cho người có công được thực hiện 01 năm/1 lần đối với người có công dưới 80 tuổi và trên 80 tuổi. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến phức tạp, thực hiện Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Chính phủ quy định việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, các địa phương trong cả nước đã thực hiện triển khai chi trả hỗ trợ kịp thời, đầy đủ cho 994.626 đối tượng thuộc lĩnh vực người có công với kinh phí khoảng 1.483 tỷ đồng. Những kết quả đó là minh chứng rõ ràng nhất khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không bao giờ quên ơn các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Đồng thời, đó là cơ sở thực tiễn quan trọng nhất bác bỏ hoàn toàn các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động về công tác “Đền ơn đáp nghĩa” của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Hiện nay kẻ thù luôn luôn tìm mọi cách để chống phá sự lãnh đạo của Đảng nhằm chia rẽ Đảng với nhân dân, Đảng với các tổ chức xã hội bằng nhiều hình thức tinh vi xảo quyệt thông qua mạng xã hội, internet. Và chúng chống phá trực diện hơn trong nhiều lĩnh vực. Trong đó công tác chính sách người có công là một nội dung, là một mảnh đất để chúng chống phá, xuyên tạc đường lối của Đảng đối với người có công với cách mạng. Chúng cho rằng chính sách chăm sóc người có công là mị dân, không đảm bảo được cuộc sống cho họ hay chúng cho rằng những người có công, những người hi sinh là một sự uổng phí cho một Đảng độc tài. Quan điểm trên là hoàn toàn sai trái đối với Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta đối với người có công với cách mạng.
Dẫu biết rằng, những thủ đoạn trên tuy không phải chiêu trò mới mà các thế lực thù địch thực hiện trong chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, xuyên tạc, phủ nhận, hạ thấp sự hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sỹ, thương binh, người có công là thủ đoạn thể hiện sự tột cùng của bản chất bất nhân, vô ơn, bạc nghĩa để phục vụ mục tiêu chống phá, tạo ra nhận thức lệch lạc, làm suy giảm lòng tin của một bộ phận quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phủ nhận sự hy sinh to lớn của các Anh hùng liệt sỹ, khoét sâu vào mất mát, nỗi đau chiến tranh, tổn thương thân nhân gia đình liệt sỹ, thương binh, người có công với cách mạng.
Thực tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng luôn đảm bảo chính sách người có công. Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng Người có công Hà Nội là một trong số các Trung tâm điều dưỡng người có công của Thành phố Hà Nội. Trung tâm được thành lập ngày 16/10/1977. Trên chặng đường 46 năm xây dựng và trưởng thành, mỗi bước phát triển của trung tâm đều gắn liền với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của thành phố Hà Nội ngàn năm văn hiến. Được Đảng, Bác Hồ lãnh đạo giáo dục và rèn luyện; sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sắc đúng đắn của Ban thường vụ, Đảng ủy thành phố, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội Hà Nội; Quận ủy Hà Đông, Trung tâm không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Trải qua những biến cố của lịch sử; sự vận động phát triển của thực tiễn Trung tâm đã nhiều lần thay đổi phiên hiệu để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn lịch sử. Hiện nay, "Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng Người có công Hà Nội" với chức năng đón tiếp tổ chức điều dưỡng và luân phiên điều dưỡng người có công với cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng, lão thành cách mạng, bố mẹ liệt sỹ, thương bệnh binh, cán bộ hoạt động kháng chiến của thành phố Hà Nội.
Những năm qua, Trung tâm luôn quán triệt sâu sắc các chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật nhà nước về chính sách người công, Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp ủy đảng trong Đảng bộ thành phố Hà Nội. Trung tâm xác định, Điều dưỡng người có công với cách mạnh, là một biểu hiện sinh động, một thực tiễn quan trọng của chính sách người có công. Qua công tác Điều dưỡng của Trung tâm và Điều dưỡng Người có công Hà Nội không chỉ khẳng định chính sách của Đảng là đúng đắn, là vũ khí lý luận, thực tiễn sinh động để phản bác các quan điểm chống phá của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, bất mãn chống phá Đảng, nhà nước ta. Nhận thức rõ nhiệm vụ, âm mưu thâm độc của các phần tử phản động, cán bộ nhân viên Trung tâm luôn nêu cao vai trò trách nhiệm, phục vụ, chăm sóc các điều dưỡng viên chu đáo, tận tình, như cha mẹ của mình; luôn tạo được ấn tượng tốt, tin tưởng tuyệt đối với chế độ, chính sách ưu đãi Người có công của Đảng nhà nước ta. Trung tâm tích cực tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật nhà nước về chính sách người có công; thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tham quan các di tích lịch sử, nói chuyện chuyên đề, thông tin thời sự… Trong suốt những năm qua trải qua nhiều biến cố của lịch sử với bao thăng trầm, cùng khó khăn thiếu thốn, những biến động liên tục của nền kinh tế nhưng Trung tâm luôn vững vàng tay chèo, phát triển và trưởng thành, thực sự trở thành một gia đình lớn, một mái ấm nghĩa tình của những người có công với nước. Mỗi đoàn đại biểu người có công đến nơi đây nghỉ điều dưỡng tại Trung tâm đều được cán bộ tại đây đưa đón và chăm sóc với nghĩa cử cao đẹp, tấm lòng tri ân sâu sắc. Đến với Trung tâm các điều dưỡng viên được chăm sóc tận tình, chu đáo về mọi mặt, đầy đủ về vật chất cũng như tinh thần. Cảm nhận đầu tiên của mỗi điều dưỡng viên khi đến Trung tâm là như đang được trở về ngôi nhà của mình bởi không khí đón tiếp trang trọng, tận tình, trách nhiệm, ân cần và chan chứa tình yêu của cán bộ nhân viên Trung tâm.
Ảnh: Cán bộ, nhân viên đón tiếp đoàn đại biểu người có công huyện Phúc Thọ và Ba Vì năm 2019 và 2020
Chế độ ăn uống của điều dưỡng viên được Trung tâm đặc biệt quan tâm chỉ đạo và kiểm tra chặt chẽ bảo đảm tốt về chất lượng, đủ về định mức tiểu chuẩn theo quy định. Thực đơn luôn thay đổi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo đủ dinh dưỡng theo tiêu chuẩn của Viện dinh dưỡng Quốc gia. Đặc biệt với các cụ ăn kiêng theo bệnh lý, ăn kiêng theo sở thích đều được Trung tâm phục vụ tận tình chu đáo; không một lời than phiền.
Ảnh: Y, bác sỹ Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng Người có công Hà Nội thăm hỏi và khám sức khỏe cho đại biểu người có công huyện Thường Tín năm 2021
Chăm sóc sức khỏe cho điều dưỡng viên được quan tâm hàng ngày, các cụ các bác được khám chữa bệnh, cấp phát thuốc kịp thời, đúng chế độ tiêu chuẩn. Xác định tính chất đa bệnh lý ở người cao tuổi Trung tâm luôn kết hợp phương pháp điều trị đông tây y, hướng dẫn các cụ cách phòng tránh bệnh tật như tập phục hồi chức năng, tập thể dục dưỡng sinh, tổ chức thường xuyên các buổi tư vấn sức khỏe. Đặc biệt mỗi phòng điều dưỡng đều có hoa tươi và đặt ở vị trí phù hợp để mỗi sáng thức dậy các cụ, các bác đều cảm nhận được sự ấm cúng, thư thái và khỏe khoắn hơn; cốc chén rửa và tráng nước nóng sạch sẽ; trước khi đi ngủ nhân viên y tế đến từng phòng các cụ để kiểm tra và mắc màn cho các cụ yếu.
Ảnh: Đại biểu người có công huyện Đông Anh và Mỹ Đức thư giãn trên đường dải sỏi và giao lưu cờ tướng
Tháng 01/2018, được sự đồng ý của Sở Lao động -Thương binh Xã hội Hà Nội. Trung tâm xây dựng khu điều trị đặc biệt với mục đích phát huy phương pháp điều trị không dùng thuốc, phục hồi sức khỏe nhanh hơn, thư giãn hơn cho điều dưỡng viên. Đó là khu xông hơi khô và tắm sục thủy lực, đường dải sỏi mát xa chân, phòng ngâm chân thuốc bắc, phòng tập phục hồi chức năng.
Ảnh: Người có công tập phục hổi chức năng và ngâm chân thuốc bắc
Song song với chăm sóc về vật chất Trung tâm luôn quan tâm các hoạt động về tinh thần như: Tổ chức giao lưu gặp mặt các quận, huyện ngay từ ngày đầu các cụ đến điều dưỡng tại trung tâm, như giao lưu thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ, mời các đoàn nghệ thuật đến biểu diễn phục vụ các cụ, đọc sách báo tại thư viện, tổ chức tham quan di tích lịch sử, tổ chức nói chuyện thời sự trong nước và quốc tế. tư vấn pháp lý.
Ảnh: Đoàn đại biểu người có công huyện Gia Lâm và Phú Xuyên giao lưu thể thao
Cuối mỗi đợt điều dưỡng Ban lãnh đạo Trung tâm cùng toàn thể nhân viên tổ chức tặng quà lưu niệm, chia tay đoàn điều dưỡng thay cho lời cảm ơn và tri ân sự hi sinh cống hiến của các cụ, các bác và người thân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Ảnh: Cán bộ, nhân viên trung tâm tổ chức sinh nhật cho người có công
Ảnh một số hoạt động của các đoàn đại biểu người có công tại Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng Người có công Hà Nội từ năm 2019 - 2023
Trước những dã tâm đen tối, thủ đoạn đê hèn, tàn độc của số cá nhân cực đoan, những tổ chức phản động; là công dân Việt Nam nói chung, cán bộ nhân viên Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng Người có công Hà Nội riêng, cần thẳng thắn lên án, vạch trần, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước ta trong tình hình hiện nay. Nêu cao vai trò trách nhiệm trong chăm sóc và điều dưỡng người có công. Tận tình, chu đáo trong từng hoạt động của Điều dưỡng viên, phấn đấu mỗi cán bộ nhân viên và toàn trung tâm là điểm sáng về văn hóa, là đạo đức, là văn minh. Bên cạnh đó, cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc cho cán bộ nhân viên Trung tâm, giúp họ hiểu sâu sắc hơn, biết ơn và trân trọng những đóng góp hy sinh xương máu của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng, trong từng hoạt động của công tác chăm sóc và diều dưỡng người có công. Kiên quyết đấu tranh có hiệu quả với những biểu hiện sai trái, xuyên tạc về chính sách người có công với cách mạng./.
Nguyễn Thị Như Quỳnh
Trung tâm ND và ĐD NCC Hà Nội
các tin khác
- Ngày Hội bóng đá phong trào AFC lần thứ 10
- Tọa đàm về trường học hạnh phúc
- Mang yêu thương đến với những số phận còn khó khăn
- Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng người tâm thần số 1 Hà Nội tổ chức hoạt động cho bệnh nhân chào mừng kỷ niệm 133 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 - 19/5/2023)
- Tư vấn, tham vấn cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt tại huyện Gia Lâm
- Trang bị kỹ năng sống cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ
- Chương trình “Rung chuông vàng” cho bệnh nhân tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng người tâm thần số 1 Hà Nội
- Hội nghị trao đổi kinh nghiệm công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy giữa Cơ sở cai nghiện ma túy số 6 Hà Nội và UBND phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Mẹ, mẹ ơi ! Con của mẹ đây rồi !
- Chương trình cắt tóc miễn phí cho bệnh nhân tâm thần tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng người tâm thần số 1 Hà Nội
hình ảnh
video
thông báo
Thống kê truy cập
- Đang truy cập : 93
- Tổng lượng truy cập: 45.115.689
Dự báo thời tiết
Hà Nội | |
Đà Nẵng | |
TP Hồ Chí Minh | |