Chỉ đạo điều hành
- Công văn số 4674/SLĐTBXH - VLATLĐ ngày 16/11/2023 V/v hướng dẫn sửa đổi thủ tục cấp phép cho người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn Hà Nội (lần 2) gửi Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng người lao động nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Luật Thi đua, khen thưởng (Luật số: 06/2022/QH15)
- Kế hoạch số 4492/KH-SLĐTBXH ngày 07/11/2023 về thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội năm 2023 (đợt 2)
- Báo cáo 4303/BC-SLĐTBXH ngày 23/10/2023 về Kết quả thực hiện Khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân và tổ chức về sự phục vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc giải quyết các thủ tục hành chính/cung ứng dịch vụ công thuộc thẩm quyền tại Văn phòng Sở, Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội và Ban phục vụ Lễ tang Hà Nội năm 2023
- Quyết định 1217/QĐ-SLĐTBXH ngày 20/10/2023 về việc công bố công khai kết quả thực hiện mua sắm tài sản nhà nước (đợt 2) theo dự toán năm 2023 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội
hoạt động ngành
Hội nghị đánh giá công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021-2025
Ngày đăng: 16:33 15/11/2023 | Lượt xem: 556
Ngày 14/11/2023, Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị đánh giá công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021-2025.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành, đơn vị liên quan cùng 19 trường cao đẳng, trung cấp công lập thuộc thành phố Hà Nội.
Trình bày báo cáo tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội Hoàng Thành Thái cho biết, căn cứ Chương trình 06-CTr/TU và Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về triển khai thực hiện Chương trình 06-CTr/TU, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội đã tham mưu UBND Thành phố ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Trong giai đoạn 2021 - 2022, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố thực hiện tuyển sinh đào tạo 474.393/445.000 lượt người, trung bình mỗi năm các cơ sở này thực hiện tuyển sinh đào tạo 237.000 lượt người, đạt 103,04% chỉ tiêu đề ra tại Chương trình số 06-CTr/TU của Thành uỷ, đạt 106,61% so với kế hoạch đề ra giai đoạn 2021 - 2022.
Trong 10 tháng năm 2023, các cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố tuyển sinh đạt 220.800 người, đạt 96% kế hoạch tuyển sinh năm 2023, tăng 2,91% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, tỷ lệ học sinh, sinh viên, học viên có việc làm sau tốt nghiệp đạt 70 - 80%. Nhiều ngành nghề khi học sinh, sinh viên ra trường được doanh nghiệp tuyển dụng 100% như nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, nghề Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử, công nghệ sơn ô tô, công nghệ ô tô, tự động hóa...
Cũng theo Phó Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội Hà Nội, công tác đào tạo gắn với doanh nghiệp luôn được Thành phố quan tâm chú trọng, coi đây là một giải pháp thúc đẩy mạnh kết quả tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Kết quả từ năm 2021 đến nay, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã hợp tác với gần 3.000 lượt doanh nghiệp với nhiều nội dung, hình thức phối hợp đa dạng như: Tiếp nhận 104.053 học sinh, sinh viên đến thực hành, thực tập tại doanh nghiệp; 1.705 doanh nghiệp tuyển dụng 397.901 học sinh, sinh viên vào làm việc sau khi tốt nghiệp; 1.301 doanh nghiệp đặt hàng đào tạo đối với 328.063 học sinh, sinh viên…
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa đạt được kết quả như mong muốn. Tâm lý trọng bằng cấp vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của một số người dân. Trong đó, đa số học sinh sau khi tốt nghiệp THPT đều đặt mục tiêu vào đại học, không muốn đi học nghề. Trong khi đó, Thủ đô là nơi tập trung nhiều trường đại học, các trường đại học có chỉ tiêu tuyển sinh lớn, tiêu chí xét tuyển thấp. Do vậy, các trường trung cấp, cao đẳng rất khó để cạnh tranh tuyển sinh với các trường đại học.
Ảnh: Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội Hoàng Thành Thái báo cáo tại Hội nghị
Cũng tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về những thuận lợi cũng như những khó khăn, kiến nghị cho công tác tuyển sinh, đào tạo và phân luồng học sinh tham gia học cấp giáo dục nghề nghiệp; vấn đề đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng phát triển trường chất lượng cao, nghề trọng điểm; công tác tự chủ theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ. Cùng với đó là vấn đề hợp tác công tư; tiếp cận và tiếp nhận các nguồn tài trợ của doanh nghiệp trong và ngoài nước cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp;…
Ảnh: Đồng chí Khuất Huy Bằng- Hiệu trưởng Trường trung cấp nghề tổng hợp Hà Nội phát biểu
Lãnh đạo một số trường cao đẳng, trung cấp nghề Thành phố cũng kiến nghị, Thành phố có cơ chế hỗ trợ mức học phí đối với người học trình độ cao đẳng nhằm thu hút được các em học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp…
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong biểu dương Sở Lao động -Thương binh và Xã hội cùng đại diện lãnh đạo các trường cao đẳng, trung cấp công lập thuộc Thành phố đã tham dự Hội nghị lần này. Đây là dịp quan trọng để lãnh đạo Thành phố lắng nghe, chia sẻ và qua đó đánh giá toàn diện về công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực theo các Nghị quyết của Trung ương và thành phố. Trong đó, việc phát triển của Thủ đô trong giai đoạn tới cần được đẩy mạnh trên 3 trụ cột quan trọng gồm: Văn hiến, văn hóa Hà Nội; nguồn nhân lực chất lượng cao; đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ và chuyển đổi số.
Chia sẻ ý nghĩa cũng như những nội dung quan trọng của Chương trình số 06-CTr/TU, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho rằng, việc đầu tư cho lĩnh vực giáo dục thời gian qua của Thành phố mới chỉ dừng lại ở giáo dục phổ thông, Trường Đại học Thủ đô, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong. Trong khi đó, giáo dục nghề nghiệp liên quan trực tiếp đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô dù được đầu tư nhưng chưa thực sự thỏa đáng, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Phó Bí thư Thành ủy chia sẻ với các nhóm khó khăn mà các trường đang gặp phải, trong đó có tự chủ tài chính, công tác tuyển sinh… Trong bối cảnh đó, công tác đào tạo nghề trên địa bàn Thành phố vẫn có nhiều đóng góp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô. Phó Bí thư Thành ủy đánh giá cao sự phối hợp giữa các nhà trường với doanh nghiệp để đào tạo nghề gắn với thị trường theo xu hướng chung của thế giới hiện nay. Trong đó, chú trong công tác thực hành, chứ không “đào tạo chay”, đây là một xu hướng tích cực mà có sự đóng góp rất lớn của các nhà trường.
Ảnh: Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Về nhiệm vụ thời gian tới, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đề nghị các đơn vị liên quan cần phải thay đổi nhận thức rằng, giáo dục nghề nghiệp cùng với giáo dục phổ thông hình thành nên hệ thống giáo dục hoàn chỉnh và mỗi loại hình có vai trò, vị trí quan trọng khác nhau nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thủ đô. Theo xu hướng của thế giới là phải phân luồng học sinh từ sớm, vì thế hệ thống trường nghề có vai trò quan trọng trong đào tạo nghề, bổ cập kiến thức nghề và đào tạo nghề ngắn hạn… phục vụ nhu cầu của xã hội.
Trên cơ sở kiến nghị của các nhà trường, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho rằng cần đầu tư hơn nữa cho công tác đào tạo nghề, từ việc đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực, đến các cơ chế chính sách giúp các nhà trường tháo gỡ khó khăn.
Từ thực tế hoạt động của các trường cao đẳng, trung cấp công lập hiện nay, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy cũng đề nghị UBND Thành phố cần sớm có quy hoạch mạng lưới các trường nghề theo đúng định hướng của Thành phố giai đoạn 2030-2045. Trong đó, sớm tháo gỡ những khó khăn cho các nhà trường khi thực hiện tự chủ tài chính; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề chất lượng cao; đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Lê Thị Minh Nguyệt – Phòng Giáo dục nghề nghiệp
các tin khác
- Hà Nội hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023
- Lễ Khai mạc Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp thành phố Hà Nội năm 2023
- Hội nghị thông tin Báo chí về tổ chức Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp thành phố Hà Nội 2023
- Đoàn giám sát của Ban Văn hoá - Xã hội Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội làm việc với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội về việc thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn Hà Nội
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị giao ban đánh giá công tác Bảo trợ xã hội 9 năm 2023, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm
- Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội kiểm tra việc thực hiện công tác dân vận tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội
- Đoàn Giám sát của Ban chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy về "Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025" tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội
- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tăng cường công tác kiểm tra việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và một số lĩnh vực bảo trợ xã hội năm 2023
- Hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật năm 2023
hình ảnh
video
thông báo
Thống kê truy cập
- Đang truy cập : 99
- Tổng lượng truy cập: 47.336.292
Dự báo thời tiết
Hà Nội | |
Đà Nẵng | |
TP Hồ Chí Minh | |