Chỉ đạo điều hành
- Công văn số 4674/SLĐTBXH - VLATLĐ ngày 16/11/2023 V/v hướng dẫn sửa đổi thủ tục cấp phép cho người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn Hà Nội (lần 2) gửi Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng người lao động nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Luật Thi đua, khen thưởng (Luật số: 06/2022/QH15)
- Kế hoạch số 4492/KH-SLĐTBXH ngày 07/11/2023 về thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội năm 2023 (đợt 2)
- Báo cáo 4303/BC-SLĐTBXH ngày 23/10/2023 về Kết quả thực hiện Khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân và tổ chức về sự phục vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc giải quyết các thủ tục hành chính/cung ứng dịch vụ công thuộc thẩm quyền tại Văn phòng Sở, Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội và Ban phục vụ Lễ tang Hà Nội năm 2023
- Quyết định 1217/QĐ-SLĐTBXH ngày 20/10/2023 về việc công bố công khai kết quả thực hiện mua sắm tài sản nhà nước (đợt 2) theo dự toán năm 2023 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội
NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT
“NHỮNG HY SINH THẦM LẶNG NƠI ANH”
Ngày đăng: 17:24 02/10/2023 | Lượt xem: 116
Mỗi chúng ta sinh ra ai cũng mong muốn được lành lặn, được sống hạnh phúc, được học tập để thực hiện những ước mơ và hoài bão của riêng mình, nhưng không phải ai cũng có được may mắn đó. Ở đâu đó vẫn còn có rất nhiều mảnh đời bất hạnh như những người già neo đơn không nơi nương tựa, như những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo mà điều kiện quá khó khăn không có tiền cứu chữa, như các em nhỏ ở miền núi cao hay các vùng dân tộc thiểu số không có đủ cơm ăn, không đủ áo mặc, như những em nhỏ mồ côi, những người không may bị khuyết tật,… Nhưng ở đây - nơi tôi đang công tác thì đó là những nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin do chiến tranh để lại. Điều khác biệt chúng ta dễ dàng nhận ra đó là, dù mỗi người một hoàn cảnh thì thứ quý giá nhất họ có đó là sức khỏe - có sức khỏe là có tất cả, còn với các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/ dioxin thì sao, mọi sự may mắn giường như đều quay lưng với họ. Đó là niềm trăn trở của chúng tôi - những cán bộ Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin nói riêng và của cả ngành TBXH nói chung. Họ thực sự cần được che chở, được bù đắp những mất mát, được chia sẻ và yêu thương để mỗi ngày qua đi, sẽ có biết bao tâm hồn được hồi sinh và cảm nhận ý nghĩa của sự sống mà tạo hóa ban cho.
Tôi thấy mình thật may mắn khi có được cuộc sống của một người bình thường, và may mắn hơn nữa khi công việc tôi đang làm mỗi ngày góp phần làm nên điều kỳ diệu cho mỗi nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin. Tại đây - Trung tâm Chăm sóc, Nuôi dưỡng và Điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin Thành phố Hà Nội là ngôi nhà thứ hai của rất nhiều những mảnh đời bất hạnh như thế, chúng tôi - những cán bộ với lòng nhiệt huyết, sự tận tâm trong công việc đã thực sự đóng vai như những người cha, người mẹ, chăm sóc và nuôi dưỡng các nạn nhân, mang lại cho họ một mái ấm - dẫu biết chẳng thể nào thay thế được gia đình nhưng tôi hiểu, chúng tôi đã, đang và sẽ làm hết sức mình vì sứ mệnh cao cả đó. Đó không chỉ xuất phát từ lòng nhân ái giữa con người với con người, mà đó còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân với phong trào thi đua yêu nước luôn diễn ra sôi nổi tại các đơn vị trên khắp mọi miền tổ quốc. Hòa trong khí thế thi đua sôi nổi ấy, đã có rất nhiều tấm gương Người tốt Việc tốt tiêu biểu trong ngành được tôn vinh và đơn vị chúng tôi cũng không ngoại lệ. Một trong số đó là đồng chí Nguyễn Đức Toàn - Cán bộ công tác tại Phòng Nuôi dưỡng, Chăm sóc và Phục hồi chức năng của Trung tâm, một Đảng viên gương mẫu, một người đồng nghiệp, người anh mà tôi luôn xem như một tấm gương sáng để hoàn thiện mình, bởi ở anh, luôn có một tinh thần làm việc không biết mệt mỏi, là nguồn cổ vũ động viên tinh thần cho biết bao con người kém may mắn ở đây, và cho cả chúng tôi nữa - những người thực sự kính trọng và khâm phục anh. Đó là người cán bộ tiêu biểu, xứng đáng đi đầu trong phong trào “Người tốt - Việc tốt” của ngành Lao động - Thương binh, Xã hội và của Thủ đô.
Anh sinh năm 1966 tại Phú Xuyên, quê hương của các làng nghề truyền thống, nơi có đến 124 làng có đủ các nghề thủ công nổi tiếng như khảm trai, nặn tò he, làng đan cỏ tế, làm giày….Tuy vậy anh đã không chọn ở lại quê hương làm nghề và sớm bén duyên với ngành Thương binh xã hội chỉ bởi tại một chữ “Thương”, thương cho các mảnh đời lầm đường lạc lối, thương cho những số phận không được may mắn, sau nhiều năm gắn bó anh được điều động luân chuyển công tác qua nhiều đơn vị khác nhau từ quản lý giáo dục lao động xã hội cho người mắc nghiện đến giờ là chăm sóc, phục vụ nạn nhân chất độc da cam/dioxin gần 7 năm nay. Tuy chưa phải là thời gian dài nhưng cũng đủ để thấu hiểu những khó khăn, vất vả của công việc mà các đồng chí cán bộ ở đây đang thực hiện mỗi ngày, những nỗi đau của chính các nạn nhân và gia đình họ phải trải qua. Trung tâm đang chăm sóc, nuôi dưỡng và điều trị cho 119 nạn nhân, trong đó có 80% nạn nhân bị tâm thần không làm chủ được hành vi...còn lại là nạn nhân ốm yếu, liệt không thể tự đi, xúc ăn, mặc quần áo hay vệ sinh thân thể của mình được và đau lòng hơn là không thể nhận thức mọi thứ xung quanh. Nhưng với tấm lòng nhân ái và lương tâm nghề nghiệp của mình, đồng chí đã không quản ngại khó khăn vất vả, giúp đỡ, yêu thương các nạn nhân bằng tất cả tình yêu thương để họ luôn được giữ sạch sẽ, ăn uống đầy đủ, ở trong môi trường thoáng mát, vệ sinh, được quan tâm giúp đỡ phục hồi sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Tinh thần trách nhiệm và tình yêu thương của đ/c càng được thể hiện rõ hơn nữa khi bất kỳ ai chứng kiến đ/c chăm sóc cho những nạn nhân khi bị ốm, sốt...
Anh là cán bộ nhiều tuổi nhất trong Phòng, có lẽ vì thế mà trong mọi việc anh đều gương mẫu, hàng ngày mọi người đều thấy anh cặm cụi vệ sinh, quét dọn, lau sàn, tắm giặt, chăm sóc sức khỏe chu đáo cho các nạn nhân.
Ở cái tuổi đã gần 60, anh vẫn lặng lẽ, âm thầm với công việc hàng ngày tại Trung tâm giống như một người cha, người anh luôn yêu thương các con, các em của mình, đó là, hằng sáng ngay khi đến cơ quan, việc đầu tiên của anh là vào kiểm tra các nạn nhân xem ai có ốm đau hay bất thường gì không để kịp thời phát hiện và xử lý. Thấy ai đau, có biểu hiện khác thường, anh ân cần hỏi han, vỗ về để họ quên đi những cơn đau dằn vặt về thể xác. Không chỉ như một người cha, người anh, anh còn giống như người mẹ, người chị, đơm từng chiếc cúc, khâu từng mũi chỉ để làm lành những manh áo của từng nạn nhân, cũng là làm lành thêm tâm hồn cho họ, và anh cắt tóc, cạo râu, cắt móng tay, móng chân cho từng người, như thể họ là một người ruột thịt của anh... Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để toàn thể anh chị em trong Trung tâm yêu quý, nể phục, để mỗi người trong chúng tôi lại cần hoàn thiện mình hơn.
Ảnh: Đ/c Toàn tỉ mỉ bón ăn cho nạn nhân
Khi các nạn nhân ốm, yếu, cần được chăm sóc là vậy, còn những lúc sức khỏe họ ổn định, anh lại dành nhiều thời gian nói chuyện với từng nạn nhân và tổ chức cho họ những hoạt động văn nghệ, vui chơi giải trí để nâng cao đời sống tinh thần, giúp họ thêm yêu cuộc sống và lạc quan, sự quan tâm đó đã giúp anh trở thành người bạn, người thân đối với mỗi nạn nhân. Những khi họ nhớ nhà hay có tâm trạng bất thường thì anh là nguồn động viên to lớn giúp họ bình tĩnh và vui vẻ trở lại.
Việc chăm sóc những nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin là một công việc đòi hỏi sự nhẫn nại, mềm mỏng, khéo léo và một tình yêu thương thực sự, nhất là khi cho họ ăn và vệ sinh thân thể cho họ. Nhưng ở đây, nạn nhân nào cũng đều được chăm sóc chu đáo từ bữa ăn đến giấc ngủ, được tắm rửa, vệ sinh thân thể một cách sạch sẽ, được trải qua mỗi ngày đầy ý nghĩa và được yêu thương nhờ có những cán bộ tận tâm như anh Toàn. Nhất là khi có trường hợp nạn nhân ốm mệt, bỏ ăn hay không tự ăn được, tôi lại thấy anh với những phẩm chất nghề nghiệp của mình động viên, dỗ dành, xúc từng thìa cháo bón cho nạn nhân, chẳng may, có lần nạn nhân lên cơn hất cả tô cháo, bát cơm nóng vào người, anh vẫn điềm tĩnh, kiên trì dọn dẹp và lấy suất mới thuyết phục nạn nhân. Những đêm phải ở lại trực, anh thường xuyên đi kiểm tra để theo dõi, chăm sóc cho nạn nhân có biểu hiện bất thường nhằm không để xảy ra bất kỳ điều gì đáng tiếc.
Những điều tưởng chừng nhỏ nhặt, giản dị đó lại chính là những tia sáng ánh lên từ những viên ngọc quý mà chỉ có những người cán bộ mẫn cán, thực sự yêu nghề, yêu người mới có thể làm tốt được. Đó chẳng phải là hình ảnh đẹp xứng đáng được nhân rộng để càng ngày càng có nhiều người xây dựng nên một xã hội đẹp bởi đã có rất nhiều mảnh đời nhận được sự yêu thương.
Tôi nhớ có lần anh nói: “Chăm sóc một người bệnh ốm yếu trong gia đình đã khó, việc chăm sóc nạn nhân còn khó hơn. Vì vậy bản thân chúng ta làm việc phải có cái tâm, biết giúp đỡ nạn nhân, chăm sóc họ như người thân, giúp họ giảm bớt thiệt thòi trong cuộc sống”, điều đó làm tôi càng thêm khâm phục anh và càng khâm phục anh hơn khi đâu chỉ trong công việc, ngay cả trong cuộc sống hằng ngày, với cấp trên, đồng nghiệp, anh đều vui vẻ, hòa đồng, luôn biết khơi dậy lòng nhân ái, tình yêu với nghề. Ngoài việc chia sẻ về tinh thần, anh còn luôn tự trau dồi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm về chuyên môn đến anh chị em trong Trung tâm, thậm chí còn tự tay sửa chữa những thiết bị điện, nước… trục trặc khi đang sử dụng, đảm bảo hoạt động của đơn vị.
Ảnh: Đ/c Toàn sửa chữa điện tại khu nhà ở nạn nhân
Bản thân tôi thấy thật may mắn khi được làm việc cùng anh trải qua cả hai môi trường chức năng nhiệm vụ khác nhau của đơn vị. Chính anh là người chỉ dạy tôi những kiến thức cơ bản về điện. Và tôi vẫn luôn tự nhủ mình phải trau dồi hơn nữa để ngày càng hoàn thiện mình, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh nhờ những việc làm ý nghĩa như thế. Với tinh thần đó, tôi luôn chia sẻ với các đồng nghiệp của mình về tấm gương của anh, để nhân rộng thêm những cử chỉ, hành động đẹp, góp phần xây dựng môi trường làm việc kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, xây dựng Trung tâm vừa là nhà vừa là bệnh viện và vừa là môi trường sống tốt nhất cho nạn nhân và xa hơn là xây dựng xã hội đẹp, đầy tình yêu thương.
Tấm gương của anh Toàn là một trong số những ví dụ tiêu biểu, đại diện cho thế hệ đi trước, mang lại ý nghĩa to lớn với những thế hệ trẻ công tác trong môi trường đặc thù của Trung tâm, của ngành Lao động Thương binh và Xã hội nói riêng và trong công cuộc xây dựng đất nước nói chung.
Qua bài viết này tôi mong muốn nhân rộng hơn nữa những tấm gương điển hình Người tốt, việc tốt như đồng chí Nguyễn Đức Toàn để toàn xã hội hiểu thêm về sự hi sinh thầm lặng của những cán bộ Chăm sóc, nuôi dưỡng nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin, để lại có thêm nhiều tấm gương sáng trong tương lai, lan tỏa tình nhân ái đến nhiều người trong xã hội./.
Tác giả: Quách Duy Long
các tin khác
- HOA HƯỚNG DƯƠNG
- MẸ TÔI
- NGƯỜI MẸ
- Người Lãnh đạo tâm huyết với nghề “Công tác xã hội”
- Nét đẹp từ những điều giản dị!
- Người truyền cảm hứng
- Người vun đắp những tâm hồn kém may mắn
- Đồng chí Phạm Thị Thu Hà một tấm gương người tốt, việc tốt lan tỏa yêu thương - ấm áp tình người
- Nữ cán bộ tận tâm, nhiệt huyết với nghề, tận tụy trong công việc
- Người cán bộ tận tâm, nhiệt huyết với bệnh nhân
hình ảnh
video
thông báo
Thống kê truy cập
- Đang truy cập : 110
- Tổng lượng truy cập: 47.336.950
Dự báo thời tiết
Hà Nội | |
Đà Nẵng | |
TP Hồ Chí Minh | |